Nhím kiểng được biết đến là loài động vật có vú thuộc họ gặm
nhắm, nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì tìm thấy được (gần như là ăn tạp). Khi
qua bàn tay “nhào nặn” của con người, chúng được cho ăn những thức ăn chất lượng
hơn, dinh dưỡng hơn và đặc biệt: khoa học hơn và cũng từ đó phát sinh nhiều rắc
rối hơn. Trong quá trình nuôi loài vật cưng khó tính này, có không ít người nuôi
than phiền rằng do lạm dụng quá nhiều loại thức ăn mà bé thích, cho nên chúng
chỉ ăn mỗi loại đó mà không ăn các loại khác, điển hình là sâu tươi và sâu khô.
Nhằm khắc phục vấn đề trên, các bạn hãy đọc một vài dòng sau đây của mình và rút
kinh nghiệm nhé, ai có ý tưởng gì mới lạ hơn để lại comment góp vui nha.
Sâu gạo là một loại thực phẩm rất rất giàu đạm và là một loại
thức ăn lý tưởng, dễ gây nghiện cho những loài thú nuôi dùng nó, nhím kiểng cũng
không phải là ngoại lệ. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này chỉ có một điều
duy nhất là sự nuông chiều quá mức mà chủ nuôi đã dành cho chúng. Ban đầu, chúng
sẽ chỉ ăn vài con do mùi vị lạ đặc trưng và dần trở nên thích thú với loại thực
phẩm “siêu bổ” này. Sau đó, chúng sẽ dần bị phụ thuộc vào việc ăn sâu mà không
hề bén mảng đến các loại thức ăn vốn đã quen trước đó. Và cũng do sự chiều chuộng
của chủ, sợ bé bỏ ăn mà sinh bệnh, nên “chơi luôn” chuyển cho ăn hẳn sâu gạo mà
không cho ăn thức ăn khô nữa.
Với việc làm trên, họ đã vô tình biến bé nhà họ thành một
“con nghiện” chính hiệu. ^^! Và họ cũng sẽ không thể lường trước được hậu quả của
việc làm này, điển hình là triệu chứng dư đạm, hay còn gọi là gút ở con người,
một loạt các chứng khác như béo phì và các vấn đề về gan nếu lạm dụng quá mức sâu.
Cách gỡ rối thì cũng rất đơn giản, có hai cách cụ thể. Một là
điều chỉnh giảm dần số lượng sâu cho ăn và trộn sâu chung với thức ăn khô, ví dụ:
ngày 1 tỉ lệ sâu-cám là 5-1 thì ngày 2 hạ xuống 4-1 và cứ thế hạ từ từ cho tới
tỉ lệ đổi thành 1-4 thì ok. Cách thứ hai thì có vẻ nghe hơi “tàn nhẫn” chút nhưng
hiệu quả tức thì, chính là dẹp ngay chén sâu, cho ngay chén thức ăn khô vào, bảo
đảm bé không bị gì, đói quá bé cũng sẽ tự mò tới mà gặm thôi (đã thử và thành công)!
0 nhận xét