Cách bắt nhím kiểng

Chủ đề này cũng là chủ đề nóng nhất của cộng đồng nhím kiểng Việt. Phần lớn nhím kiểng ở trang trại chúng tôi đều đã được tập quen với con người. Đối với những bạn vừa mới bắt đầu nuôi, điều này không hề đơn giản, việc tiếp xúc với các bé nhím kiểng hơi cọc tính phải được thực hiện vào ban đêm. Đây là một mẹo mà không phải ai cũng biết.



Vì sao vậy? Đơn giản vì nhím kiểng là loài gặm nhắm, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ngủ vào ban ngày. Nếu bạn thực hiện việc này vào ban ngày, chắc chắn bé nhà bạn sẽ rất cau có, khó mà thành công được. Thời điểm được coi là tốt nhất chính là lúc bạn cho nhím ăn.

Thời điểm đó, nhím kiểng sẽ bị phân tán tinh thần bởi nguồn thức ăn. Đặt bàn tay của bạn vào hai bên hông của bé. Nếu cần thiết, bạn có thể nhẹ nhàng dồn em nó vào góc chuồng rồi luồn tay xuống phía dưới phần lông mao.


Phủ một lớp mùn cưa lên tay của bạn chẳng hạn, nếu bạn sợ bị lông gai của nhím kiểng đâm. Khi nhím kiểng đã nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn, hãy cố gắng thả lỏng tay nhé, càng cố giữ chật sẽ càng dễ làm em nó nhát, và bạn sẽ bị đâm đau hơn khi bé cuộn người lại

Bé nhím kiểng của bạn có thể sẽ rất dữ hoặc co người lại, yên tâm nhé, cố gắng chịu đau một chút. Khi nó đã yên vị trên tay kia, bạn hãy để nguyên như vậy, không tạo ra bất kì chuyển động hay âm thanh gì. Bé sẽ từ từ thả lỏng người ra, và bắt đầu hành trình khám phá

Đầu tiên, chúng sẽ ngửi mùi các ngón tay của bạn, có những em quá khích, chúng sẽ cạp lấy các ngón tay. Không vấn đề gì đâu, nhím kiểng chỉ cạp để lưu lấy mùi tay bạn với nước bọt của chúng rồi trét ngược lại phần lông chúng. Đó chính là dấu hiệu đầu tiên của việc làm quen. Lần đầu tiên này, có thể sẽ bị đâm rất đau các bạn nhé, hãy cố gắng tự bắt bằng tay, không nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bao tay chẳng hạn.


Cố gắng tạo nên một sự thoải mái, an toàn cho các bé, nếu không thì các bạn sẽ gặp không ít khó khăn cho các lần sau đấy. Khi nhím kiểng đang bắt đầu khám phá tay bạn, hãy dùng tay kia vuốt ve theo dọc chiều lông của chúng, thật nhẹ nhàng nhé. Làm nhiều lần như vậy, các bé sẽ quen dần sự có mặt của con người và nhận ra ai là củ của chúng.

Chú ý: khi thực hiện việc này, tay của bạn không được có các mùi hương khác như xà phòng, nước hoa hay bất cứ mùi gì, nếu không các bé sẽ nhầm lẫn đó là mùi chủ của chúng. Vì đối với loài động vật có thị giác kém như nhím kiểng thì khứu giác đóng vai trò rất quan trọng.

Bạn cũng có thể đặt một chiếc áo thun của bạn vào chuồng nhím. Đừng quá nặng mùi nhé.


Cũng có một số khách hàng của chúng tôi đưa ra các sáng kiến rất độc đáo mà không hề tổn hại đến bé. Từng có một khách hàng dùng công- tơ điện hớt tóc, đẩy đi hết phần lông nhọn phía trên của nhím kiểng. Yên tâm vì điều này, nhím kiểng luôn thay lông mới. Trong cuộc đời chúng có 2 lần thay lông mạnh mẽ nhất là khi được 8-10 tuần và 4 tháng tuổi. Vì vật không nên sợ các em nó trụi lông nhé. Chú ý là chỉ cắt phần ngọn lông thôi nhé. (Không khuyến cáo làm theo)

Clip để các thành viên tham khảo thêm: 


Soạn giả: Pet Kingdom



Chia sẻ bài viết:
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Bán nhím kiểng 159k và cách nuôi nhím kiểng
Designed by Pet Kingdom Group Cooperated with The Master
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top