Cách nuôi nhím kiểng

Nhím kiểng được biết đến như là một loài thú cưng rất phổ biến hiện nay. Nhưng ít ai biết rằng, để nuôi loài nhím kiểng xuất hiện từ năm 2007 và có nguồn gốc Thái Lan này, cần phải có một quá trình dài, và đó là cả một nghệ thuật. 

Nhằm chia sẻ nghệ thuật đó với các bạn, Vương Quốc Thú Cưng xin được tóm lược những điều liên quan đến các bé thú cưng đáng yêu trong loạt bài viết dưới đây. Mong các bạn đóng góp ý kiến để cùng tạo nên một cộng đồng thú cưng Việt thực sự vững mạnh.

Cũng giống như nuôi một số loài thú cưng khác, bước quan trọng đầu tiên là phải chọn một bé nhím kiểng có sức khỏe ổn định. Bước này còn tùy vào mục đích của người nuôi mà chọn những bé phù hợp. Ở loạt bài viết này, tôi chỉ xin được chia sẻ cách chọn một bé nhím khỏe mạnh, còn phần chọn một bé đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành con giống thì xin hẹn các bạn vào một dịp khác.




Vậy phải chọn những thiên thần nhỏ bé ấy theo tiêu chí nào? Thứ nhất, hãy chắc chắn rằng bạn đang sở hữu một bé có cân nặng dao động khoảng 100gtrên 1,5 tháng tuổi, quan trọng là đã có thể ăn các loại thức ăn đóng hộp cho mèo. Thứ hai, hãy quan sát kĩ xem các bé có bị dị tật bất cứ bộ phận nào trên cơ thể hoặc bị ghẻ chóc chẳng hạn. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng đó là nhím được lai tạo tại Việt Nam và không cùng chung một dòng máu.

Một trong những lưu ý khi chọn các bé đó là thể trạng, hãy quan sát kĩ, xem bé có thật sự khỏe mạnh, không èo uột và không bị tiêu chảy. Đây là một loại bệnh thường gặp ở hầu hết nhím baby trong thời kì bú sữa mẹ. Nếu như trong tay bạn đang sở hữu một bé nhím chưa cai sữa, chưa muốn ăn các loại thức ăn thô dành cho mèo, chúng tôi xin bật mí với các bạn một bí mật mà không phải ai cũng biết. Đó chính là nguồn sữa thay thế. Trong một quá trình dài áp dụng. Chúng tôi nhận thấy rằng, các bé hầu hết đều không thích hợp với các loại sữa đóng hộp, sữa bò, mà chỉ có thể là sữa dê tươi. Ở nước ngoài, hầu hết các hiệp hội bảo tồn Hedgehog đều xài loại sữa này để thay thế khi cần thiết.




( Nhớ là loại sữa dê không đường nhé mọi người )

Tất cả các bé nhím kiểng nhập vào nước ta đều có nguồn gốc từ Châu Phi. Các bạn có thể tưởng tượng khí hậu ở đó như thế nào rồi đó. Ngày thì nắng nóng, đêm thì rất lạnh, nhưng các bé nhà ta vẫn có thể thích nghi. Vì vậy, hãy yên tâm về sức chịu đựng dẻo dai của bé nhím. Nhưng để đảm bảo, đối với các bạn nuôi ở miền Bắc, vào mùa đông, nên trang bị thêm một bóng đèn sưởi ấm cho các bé khi trời tối nhé. Nhím kiểng thường thì thích nghi nhất ở nhiệt độ 22 độ C. Tốt nhất là không nên để nhiệt độ thấp hơn, để tránh tình trạng ngủ đông, điều này có thể dẫn đến tử vong.

Dưới đây, chúng tôi xin được chia nhỏ từng mục cụ thể để các bạn có thể dễ dàng tham khảo.

1 Phần thứ nhất chúng tôi muốn đề cập đến là chế độ dinh dưỡng

Về thức ăn, thì có thể chia thành hai loại như sau: thức ăn dạng thô và thức ăn có nguồn gốc tự nhiên. Đối với thức ăn dạng thô, hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại thức ăn dành cho nhím kiểng (thực phẩm cho mèo), nhưng không phải loại nào cũng vượt trội hoàn toàn. Có các loại như sau: 


             Loại 1                                                                                      Loại 2                       




Loại 3


Mỗi loại thực phẩm trên đều có ưu và nhược điểm của riêng nó. Chúng tôi phân ra thành 3 loại trên là căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng và giá thành. Hiện tại, trang trại đang áp dụng hình thức trộn cả 3 loại vào nhằm tăng thêm thành phần dưỡng chất. Ngoài ra, cũng nên cho thêm một ít sâu khô rang bơ vào để kích thích sự thèm ăn của các bé nhím kiểng


Không chỉ cho ăn các loại thức ăn dạng thô, mà chúng ta còn nên cho các bé nhím kiểng bổ sung thêm rau, quả. Một số loại chúng có thể xơi được: lê, dưa leo, cà rốt, táo, xà lách, mận.....Lưu ý, không được cho các bé ăn các loại trái cây có chứa axit (chua)Vì một số bé có thể bị tiêu chảy do cơ thể tích tụ quá nhiều axit. Chúng ta có thể bổ sung vitamin C cho các em nó bằng cách cho uống viên C sủi bọt, nhưng phải cân nhắc là không nên cho nhím kiểng đực uống, vì có thể gây vô sinh. Và các loại kể trên, nên cho ăn với một lượng nhỏ nhất định, một tuần chỉ có ăn vài lần. 

Ngoài ra, các bé nhím kiểng còn có thể ăn dế, cào cào, tằm

Nhím dễ bị béo phì, vì vậy nó rất quan trọng khi cho chúng ăn một lượng thức ăn cho mèo với hàm lượng chất béo thô khoảng 10% và hàm lượng protein tối đa 35%. Nhím kiếng cần một nguồn năng lượng vào khoảng 70 -100 calo/ngày. Như cũng giống như hầu hết các sinh vật khác, khi chúng ta cung cấp nhiều hơn, chúng sẽ ăn nhiều hơn, vì vậy nên cẩn thận với liều lượng thức ăn cho bé.

Hiện tại, chúng tôi đang áp dụng thực đơn như sau cho tất cả các bé của trang trại:


(sữa dê không đường chỉ dành cho các nhím kiểng baby

Một lưu ý dành cho các bạn là không nên để thức ăn thô quá lâu, không để các bé nhím kiểng ăn thức ăn rơi vãi ngoài chén và không để kiến bò vào dĩa thức ăn. Điều đó có thể gây ra một số nguy hiểm như bệnh tiêu chảy, liên quan đến đường ruột hoặc thậm chí là ra đi mãi mãi. Và không thay đổi loại thức ăn đột ngột, vấn đề này sẽ gây ra hậu quả là các bé nhím kiểng tuyệt thực nhiều ngày.


2 Phần tiếp theo là nguồn nước uống cho các bé nhím kiểng, phần này cũng quan trọng không kém nhé:

Nước cho các bé tốt nhất là nước máy lọc sạch. Nấu chín nước càng tốt, ở một số vùng, nguồn nước dường như không gây hại nhiều cho con người, nhưng đối với các loài vật bé nhỏ như thế này, thì chỉ cần một chút ô nhiễm, cũng đủ gây ra hậu quả đáng tiếc. Nguồn nước tôi muốn nói ở đây chính là nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, hay quá nhiều clo. Hãy lọc thật sạch, thường xuyên cọ rửa bình nước bi, nên sử dụng các bình nước làm bằng inox không gỉ.

Nếu sử dụng bình nước bi để chứa vitamin C sủi bọt cho nhím, nhớ là sau đó hãy cọ rửa thật sạch và phơi khô. Đối với một số bạn không dùng bình nước  mà dùng một số vật dụng khác thì nên thay nước trong vật dụng đó nếu cảm thấy quá dơ.


Nhiệt độ - Ánh sáng thích hợp cho các bé nhím kiểng nhà ta.

Mức nhiệt độ thích hợp cho các bé là vào khoảng 22º CỞ một số tỉnh thành phía Bắc, vào mùa đông nên trang bị một bóng đèn sợi tóc để sưởi ấm cho các bé. Tránh tình trạng các bé nhím kiểng nhà ta ngủ đông, có thể dẫn đến tử vong. Và cũng ko nên để quá nóng, điều này dẽ dẫn đến hiện tượng tress nhiệt, tạo nên hiện tượng hôn mê sâu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thể trạng em nó.



4 Loại mùn cưa nào sẽ thích hợp với nhím kiểng nhất?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mùn cưa cho chúng ta lựa chọn, với các ưu nhược điểm khác nhau. Nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, mùn cưa gỗ thông (bé bông) vẫn là lựa chọn hàng đầu. Sỡ dĩ nên chọn loại này vì nó có độ hút ẩm cực cao, có nguồn gốc tự nhiên, mùi hương phù hợp với các bé. Đó là áp dụng cho hầu hết nhím kiểng ở mọi lứa tuổi. Nhưng nếu trong tay bạn đang có mama nhím có thai hoặc đang nuôi em bé, sự lựa chọn ưu tiên lại khác. Đó chỉ có thể là gỗ nén. Chúng có thời gian sử dụng rất lâu. Song song đó, cũng có nhiều loại lót chuồng khác, bạn có thể sử dụng chúng, nhưng mối quan tâm đầu tiên nên đặt ra là độ ưu việt của chúng, không nên đặt nặng quá vấn đề chi phí.


( Gỗ nén )

( Catsand )

( Mùn cưa bé bông )

( Giấy viên )
 5 Vậy thì loại chuồng nuôi nào sẽ thật là phù hợp?

Tùy theo nhu cầu, mục đích, vùng miền và khả năng tài chính mà sẽ có các loại chuồng khác nhau. Cụ thể, có các loại chuồng như sau:


 ( Chuồng Lồng )


( Chuồng mica thiết kế )

* Ở miền Bắc do điều kiện khí hậu có phần hơi khắc nghiệt, tốt nhất là nên trang bị cả 2 loại trên. Chuồng lồng có ưu điểm là thoáng, thông gió tốt, rất thích hợp cho việc tránh nóng vào mùa hạ. Ngược lại, vào mùa đông, loại chuồng này lại gây ra nhược điểm là không thể giữ ấm được. Loại chuồng mica cũng vậy, rất ưu việt vào mùa đông, nhưng lại quá bí gió vào mùa hạ. Lời khuyên: hãy thay đổi từng loại chuồng cho các bé nhím kiểng yêu dấu nhà bạn theo từng thời tiết cụ thể.

* Ở miền Trung, khí hậu đặc trưng ở vùng này là khô và nóng, bất kể đông hay hạ. Vì vậy, nên sử dụng chuồng lồng trong suốt quá trình nuôi các bé nhím kiểng nhé. Tuy có phần hơi dơ, các bạn hãy chịu cực vệ sinh, nhưng niềm an ủi là bé nhà bạn luôn luôn khỏe mạnh.

* Ở miền Nam, khí hậu tương đối ổn định, ẩm cao, mưa nhiều, sử dụng loại chuồng nào cũng được. Nhưng theo mình, sử dụng chuồng mica là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Vì sao ư? Trước tiên, hãy quan sát vẻ bên ngoài của chúng nào, quá sang trọng đúng không? Thứ hai, nhím kiểng là loài gặm nhắm, nên chúng sẽ thường sục sạo mùn cưa, nếu sử dụng loại chuồng lồng, mùn cưa sẽ lọt ra ngoài sàn, làm dơ nhà cửa bạn. Chốt lại, với cộng đồng nhím kiểng miền Nam thì chuồng mica là số 1.

Đối với loại chuồng mica, không nên sử dụng loại chuồng 2 tầng, nếu là 2 tầng thì phải là 2 tần riêng biệt. Đã có một số khách hàng của chúng tôi phản ánh lại là các bé nhà họ do trèo lên cầu thang, té và trật chân. Trường hợp tử vong do hoại tử chân, mà nguyên nhân là gãy chân khi trèo cầu thang đã được ghi nhận.

Vật dụng cần thiết và không nên sử dụng cho các bé nhím kiểng:

Trong suốt quá trình nuôi qua nhiều năm. Chúng tôi nhận thấy, cho các loại đồ chơi gỗ vào chuồng nhím là một sai lầm chết "nhím". Như các bạn cũng đã biết, bề mặt gỗ là một môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Các bé nhím kiểng nhà ta lại có thói quen đi vệ sinh lên đồ chơi gỗ, sau đó lại gặm hay cạp chúng. Điều đó thật mất vệ sinh, đó cũng chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường ruột và tiêu chảy cấp. Đồ chơi gỗ cũng thật khó vệ sinh. Ngược lại, sử dụng đồ chơi bằng sứ và mica lại tốt hơn, chúng ta có thể dễ dàng vệ sinh và chúng cũng không tiềm ẩn bất cứ nguy hại nào. Trong chuồng của một bé nhím kiểng cần phải có: bình nước, chén ăn ( loại bằng sứ, thật nặng để các bé không hất đổ ), nhà sứ hoặc mica. Một số thứ như bánh xe (wheel) hay cầu tuột, ống chui, bập bênh, không cần thiết lắm, cho vào cũng được, không có cũng không sao.





 ( Một số vật dụng cần thiết cho các thiên thần nhím kiểng )

Biên soạn và chỉnh sửa: Vương Quốc Thú Cưng

Mọi thắc mắc, phản hồi, đóng góp xin các bạn hãy liên hệ:

0120 228 4558 Mr Tài

Chia sẻ bài viết:
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Bán nhím kiểng 159k và cách nuôi nhím kiểng
Designed by Pet Kingdom Group Cooperated with The Master
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top