Ấu trùng bọ khoai tây: tự
phủ phân lên cơ thể
Ấu trùng của bọ khoai tây có thể là một món ăn
trong thực đơn của những con chim và châu chấu háu đói. Do chưa phát triển được
một lớp vỏ cứng bên ngoài cho tới khi trưởng thành nên để bảo vệ chính mình
khỏi bị các động vật lớn hơn ăn thịt, những sinh vật non nớt này họ cố gắng làm
chúng ít hấp dẫn hơn bằng chính phân của mình. Phân nhìn chung là các chất thải
cặn bã, hôi thối và cực kỳ độc hại đối với bất kỳ đối tượng nào và chắn chắn
không phải là thứ nên. Vì vậy, việc ấu trùng bọ khoai tây tự phủ phân của mình
lên cơ thể thực sự là một chiêu tạo lá chắn bảo vệ hoàn hảo.
Hải
sâm: tự lộn ngược và thay đổi trạng thái cơ thể
Những ai từng hâm mộ khả năng tự nhào nặn thành
bất kỳ hình dạng nào mà không bị gãy vỡ của nhân vật phản diện là robot làm
bằng kim loại lỏng trong bộ phim "Kẻ
huỷ diệt 2" chắc chắn sẽ vô cùng hứng thú với "tài" của hải sâm: Khi bị tấn công,
loài sinh vật này có thể thay đổi trạng thái cơ thể của chúng, biến chúng từ
dạng rắn thành dạng lỏng và ngược lại trong vài phần nghìn giây. Không chỉ vậy,
chúng còn có khả năng làm tan chảy cơ thể thành một chất nhờn dính, nhớp nháp,
thấm qua các kẽ và vết nứt, sau đó tái tập hợp thành các cục nhỏ. Điều tuyệt
vời hơn là hải sâm có khả năng tự lộn ngược cơ thể từ trong ra ngoài để các
dịch tiêu hóa độc hại của chúng có thể đầu độc và tiêu diệt kẻ thù.
Cá
mút đá myxin: tiết chất nhờn dính
Cá mút đá myxin là sinh vật sống dưới nước với
cơ thể thon dài giống lươn. Khi bị tấn công, chúng chống lại kẻ thù bằng cách
nhả ra số lượng lớn chất nhờn dính vốn trở thành một loại gel đặc quánh khi kết
hợp với nước. Sau đó, chúng tự làm sạch mình bằng một chuyển động vắt xoắn từ
đầu đến đuôi, loại bỏ mọi chất nhờn. Hành động đặc biệt này giúp chúng tự giải
thoát khỏi miệng của những kẻ ăn thịt. Chất nhờn quánh đặc không chỉ làm phân
tán kẻ thù của cá mút đá myxin mà còn bao vây những sinh vật nhỏ hơn trong một
khối chất nhầy giống như thạch, khiến chúng chết ngạt. Một cá mút đá myxin
trưởng thành có thể tiết ra lượng chất nhờn đủ để biến một thùng nước 20 lít
thành gel đặc quánh trong vài phút. Và mỗi lần bài tiết, nó có thể sản xuất ra
lượng chất nhờn đổ đầy một ly sữa.
Thằn
lằn có sừng: phun máu từ mắt
Hãy đề phòng sinh vật nhỏ bé này! Không giống
những phân loài thằn lằn khác, thằn lằn có sừng là loại kỳ lạ, có gai và ăn
kiến. Chúng có các cơ chế phòng vệ đa dạng để tránh bị ăn thịt như ngụy trang,
làm phồng cơ thể hoặc chạy bước kiệu ngắn để gây bối rối cho kẻ thù. Tuy nhiên,
cơ chế phòng vệ kỳ lạ hơn cả là khi chúng tự bảo vệ mình bằng cách phun máu từ
mắt mình vào những kẻ tấn công. Cơ chế này diễn ra thông qua việc tăng cao áp
lực trong hốc xoang cho tới khi các mạch máu trong mắt của chúng vỡ ra, bắn máu
vào kẻ săn mồi với độ chính xác của súng bắn tỉa.
0 nhận xét