Nhím kiểng thuộc loài gặm nhấm, ăn tạp nên thức ăn của chúng cũng đa dạng và phong phú. Vì thế không quá khó để tìm kiếm thức ăn khi nuôi nhím kiểng. Dưới đây là ba loại thức ăn cho các bé nhím:
- Các loại thức ăn cho mèo như: Me-O, Whiskas, Royal Canin…
Thức ăn cho mèo - Các loại côn trùng: kiến, mối, châu chấu (nhớ vặt chân và cánh), rết, giun đất, sâu róm… Đặc biệt là trong thời gian nhím kiểng sinh sản, các bạn có thể bổ sung các loại sâu vào khẩu phần ăn của các bé.
Sâu loại nhỏ (bên trái) và sâu khô (bên phải) - Các loại rau, quả như: táo, lê, chuối, nho, dứa, đu đủ… Ngoài ra bạn còn có thể nuôi các bé bằng các loại củ bí ngô, carot, susu. Tuy nhiên cần chú ý các loại củ nên luộc trước khi cho ăn. Hiện nay trên thị trường cũng có những loại thức ăn hỗn hợp khá dễ tìm tại các cửa hàng thú y phục vụ cho nhu cầu nuôi nhím kiểng.
Nước uống là thứ cần thiết nhất cho các bé nhím, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột. Cách một ngày thay nước một lần. Thường xuyên cọ rửa bình nước bi, nên sử dụng các bình nước làm bằng inox không gỉ.
Nhím kiểng uống bằng bình nước bi inox
Như đã đề cập ở trên, thức ăn của các bé rất đa dạng và phong phú, vì thế đòi hỏi người nuôi phải biết kết hợp để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể các bé. Một ngày có thể ăn ba lần, chia đều ra các thời gian: sáng, chiều, tối. Nhím kiểng ăn chủ yếu là thức ăn cho mèo, nhưng cũng phải có hương vị của những thứ khác như trái cây, rau,... Nhím dễ bị béo phì, vì vậy rất quan trọng khi cho các bé nhím ăn một lượng thức ăn của mèo với hàm lượng chất béo thô vào khoảng 10% và hàm lượng protein vào khoảng tối đa 35%. Nhím kiểng cần nguồn năng lượng trung bình khoảng từ 70-100 calo/ngày. Rau củ cho ăn 2-3 lần/tuần, không nên cho ăn nhiều. Các loại côn trùng có thể cho ăn 1-4 lần/tuần.
Lưu ý, không nên cho các bé ăn nhiều các loại trái cây có chứa axit (chua). Vì một số bé có thể bị tiêu chảy do cơ thể tích tụ quá nhiều axit. Đối với nhím kiểng đực có thể gây vô sinh.
0 nhận xét