Ảnh hưởng của kiến đối với nhím kiểng

Theo một số tài liệu là nhím kiểng có thể ăn kiến, điều này thì bên mình chưa kiểm chứng là có chính xác hay không, nhưng có một thực trạng nhức nhối đang tồn tại. Đó chính là sự xuất hiện của kiến trong chuồng nhím và những hậu quả mà kiến gây ra.



Hệ quả thứ nhất mà loài côn trùng này gây ra là sự phá hoại thức ăn làm cho người nuôi tốn nhiều chi phí, bên cạnh đó, chúng còn có thể phá hoại một số loại vật dụng, gây mài mòn rất nhanh. Do trong lúc ăn thức ăn, kiến sẽ tiết ra một loại axit và sẽ gây ra sự khó chịu cho bé nhím nhà bạn nếu bé ăn phải thức ăn đó.

Hệ quả thứ hai là cực kì nghiêm trọng, khi nhím mẹ đẹ, máu và nhau thai sẽ rơi vãi trong chuồng, kiến có thể đánh hơi được và sẽ tấn công chuồng, tấn công cả nhím mẹ và giết luôn cả nhím con. Một con kiến thì không thể làm gì được nhưng nếu nhiều con cùng tấn công cùng lúc thì hậu quả sẽ rất là nghiêm trọng. Vì vậy nên chuẩn bị biết trước lúc nào bé mẹ đẻ mà lo dọn sơ nhau thai và máu.


Hệ quả thứ ba là gây tử vong cho bất kì con nhím nào, khi tấn công một thứ gì đó, kiến thường tiết ra axit để làm tê liệt thần kinh con mồi. Chính vì vậy, các bé nhím cũng ko phải là ngoại lệ, nếu bị cắn quá mức, chúng có thể bị tê liệt thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.


Cách phòng ngừa: nếu có điều kiện, bạn nên làm đế cho chuồng, đế được làm bằng sắt, dưới 4 chân dàn đế nên đặt 4 cái chén đựng nước muối. Cách thứ hai là nên sử dụng phấn chống kiến vẽ xung quanh khu vực chuồng nuôi, cách thứ ba là sử dụng bình xịt, nhưng nhớ chỉ xịt bên ngoài chuồng.
Chia sẻ bài viết:
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Bán nhím kiểng 159k và cách nuôi nhím kiểng
Designed by Pet Kingdom Group Cooperated with The Master
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top