Dọn vệ sinh và rửa chuồng trại là một trong những việc làm
quan trọng hàng đầu để nuôi nhím kiểng. Nhưng thay mùn cưa, vệ sinh chuồng như
thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ mô tả và cho người đọc
nhận thấy những mặt tích cự, tiêu cực và cách thay phù hợp nhất.
* Với nhím kiểng bình thường: trước khi quyết định thay chuồng
cho bé, bạn phải kiểm tra xem mức độ dơ của chuồng như thế nào. Đồng thời, với
mùn cưa gỗ thông, nên kiểm tra độ ẩm của mùn cưa trước khi tiến hành, vì một số
khách hàng có phản ánh, do mùn cưa còn độ ẩm cao nên sinh ra nấm mốc, gây bệnh
ngoài da cho bé. Vì vậy, tốt nhất nên phơi nắng trước khi thay chuồng. Khi đã
chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ thì cứ tiến hành thay chuồng bình thường thôi.
* Với nhím kiểng đực trưởng thành: bạn cũng nên kiểm tra độ
dơ và độ ẩm của mùn cưa trước khi tiến hành. Với các bé có giới tính là đực, nên
xử lí thật nhẹ nhàng vì các bé rất là nhát, nếu xử lý quá mạnh tay, các bé có
thể sẽ càng nhát hơn nữa.
* Với nhím kiểng cái đang nuôi con: trước tiên, các bạn cũng
nên kiểm tra mức độ dơ và độ ẩm của mùn cưa. Do đặc tính các loài vật khi đang
mang thai hoặc nuôi con rất khó chịu, hung dữ, nên các bạn cần phải có một cách
thay an toàn (nếu không, chúng sẽ cho là bạn đang đe doạ ổ, mà cắn hoặc ngậm
con chúng cho đến khi bé baby kiệt sức đến chết). Hãy dùng một tấm bìa cứng hoặc
mica ngăn cách phần mùn cưa dơ và phần mà bé mẹ đang làm ổ nuôi con. Dùng xẻng
nhỏ hoặc muỗng múc nhẹ ngàng, từ từ phần mùn cưa dơ ra và thay mùn cưa mới vào.
Quá trình này nên được thực hiện khi bé mẹ đang cho con bú hoặc đang ngủ say.
Về loại lót chuồng phù hợp cho tất cả các bé chỉ có thể là mùn
cưa gỗ thông và cát trắng không mùi thơm (có mùi thơm dễ gây dị ứng, ảnh hưởng đến
hệ hô hấp của bé). Tuyệt đối không nên sử dụng gỗ nén cho các bà mẹ và nhím kiểng
sơ sinh, vì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hệ hô hấp của chúng.
0 nhận xét