Nhím kiểng châu Âu và nhím kiểng châu Phi có cùng nguồn gốc
tổ tiên với nhau, nhưng mỗi loài lại có những bước phát triển độc đáo, đặc biệt
khác nhau. Ngay từ những ngày đầu hình thành loài, chính những điều kiện bất lợi
của môi trường khi ấy đã tạo nên cho chúng những bản năng sinh tồn nhất định.
Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ, khí hậu là một trong những bản năng quan
trọng nhất của chúng.
Sự đứt gãy các tầng địa chất, sự trôi dạt của các lục địa của
hàng triệu năm về trước đã tạo nên nhiều giống loài nhím khác nhau. Nhím châu Âu
thích nghi với khí hậu ôn hoà và có mùa đông lạnh kéo dài. Chính khí hậu như vậy
đã tôi luyện cho nhím châu Âu có khả năng chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt kéo
dài. Chúng sẽ tích luỹ thực phẩm và vỗ béo cơ thể mỗi khi trước mùa đông về, chính
sự điều hoà của cơ thể (làm giảm nhịp tim, giảm sự điều hoà của cơ hội) đã giúp
chúng sống sót. Tuy nhiên, vẫn có một số ít chúng ngủ đông mà không bao giờ thức
nữa. Và cũng chính với sự phân bố các tầng rừng, mà nguồn thức ăn của chúng vô
cùng phong phú với đầy đủ các loại quả, côn trùng.
Còn đối với loài nhím kiểng châu Phi, chúng phải thích nghi với
môi trường sống hoàn toàn khác, khắc nghiệt hơn nhiều. Thay vì mùa đông lạnh ở
châu Âu, chúng phải đối mặt với mùa hè rực lửa ở vùng xa van đầy nắng gió châu
Phi. Chính sự khắc nghiệt của khí hậu khô hạn và thiếu thốn thức ăn, nhiệt độ cơ
thể đã thúc đẩy những phản ứng trong cơ thể chúng với môi trường. Và chúng đã quá quen thuộc với cái nắng cháy da ở nơi đây, nếu đưa chúng trở về với quê hương châu Âu, có lẽ chúng sẽ khó mà chống chọi được với cái lạnh cắt da nơi đây. Tuy nhiên, nếu được trang bị đầy đủ và được cung cấp một chế độ ăn hợp lý, chúng sẽ dần quen thuộc.
Chính vì vậy, một mùa đông lạnh dường như là quá xa lạ với
nhím kiểng châu Phi. Chúng chỉ có thể thích nghi với nhiệt độ từ 24-32 độ C. Nếu
khí hậu vượt quá thấp hay quá cao so với trên, chúng sẽ rơi vào trạng thái hôn
mê sâu. Tất cả các loài nhím kiểng đang có mặt tại Việt Nam đều xuất xứ
từ châu Phi, chính vì vậy, một mùa đông lạnh ở miền Bắc thì không có lợi cho chúng
chút nào. Chúng sẽ lâm vào trạng thái ngủ đông, và nếu mùa đông kéo dài, nhiệt độ
xuống quá thấp hay không tích luỹ đủ dinh dưỡng, có thể chúng sẽ ngủ đông mãi mãi. Nếu bạn ở miền Bắc, bạn phải trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết nhưng bóng đèn sợi đốt, đệm làm ấm cho chúng mỗi khi đông về.
0 nhận xét